★ TOÁN THCS ★ Bổ trợ và nâng cao kiến thức - https://toanthcs.com - ĐT: 0944734007
In bài này

 Bài 1: CĂN BẬC HAI 

 Bộ môn: ĐẠI SỐ 9

 Chương 1:  CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA


📺 BÀI GIẢNG

💎 KIẾN THỨC

1) Căn bậc hai:

Căn bậc hai của số thực a ( a ≥ 0 )  là số  x sao \( x^2 = a \) cho 

+ Mỗi số \( a > 0 \) có đúng 2 căn bậc hai: \( \sqrt{a} \) và \( - \sqrt{a} \)

+ Số 0 có căn bậc hai bằng 0. 

2) Căn bậc hai số học: 

- Với số thực \( a ≥ 0 \)  thì \( \sqrt{a} \)  được gọi là căn bậc hai số học của a.

- Dấu căn bậc hai ( \( \sqrt{\: } \) ) là dấu phép toán khai phương.

3) So sánh các căn bậc hai

Định lí: Với \( a ≥ 0 ; b ≥ 0\) . Ta có: \( a < b ⇔ \sqrt{a} < \sqrt{b} \)

4) Số chính phương.

Số a nguyên dương có \( \sqrt{a} \) là số nguyên dương thì a được gọi là số chính phương.

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

📚 Bài tập 1: Thực hiện phép tính:

a) \( \sqrt{25} + \sqrt{121} \)

b) \( \sqrt{ \cfrac{9 }{ 16} } - \sqrt{ 4^2 } \)

c) \( \sqrt{ 3 \cfrac{ 1}{16 } } - \sqrt{0,36} \)

 

a) \( \sqrt{25} + \sqrt{121} \) 

\( = 5 + 11 =16 \)

b) \( \sqrt{\cfrac{9 }{ 16} } - \sqrt{ 4^2 } \)

\( = \cfrac{ 3}{4 } - 4 = \cfrac{-13 }{ 4} \)

c) \( \sqrt{ 3 \cfrac{ 1}{16 } } - \sqrt{0,36} \)

\( = \sqrt{ \cfrac{49 }{16 } } - 0,6 = \cfrac{7 }{4 }-0,6 = \cfrac{ 23}{20 }   \)

 


📚 Bài tập 2: trong các số \( \sqrt{(-3)^2} ; \sqrt{3^2} ; - \sqrt{ (-3)^2} ; - \sqrt{3^2} \) số nào là căn bậc hai số học của 9.

Số  \( \sqrt{(-3)^2} ; \sqrt{3^2} \) là căn bậc hai số học của 9.

Vì: \( \sqrt{(-3)^2} = \sqrt{3^2} = \sqrt{9}  \)

 


📚 Bài tập 3: Tìm x, biết:

a) \( x^2 = \cfrac{ 16}{ 25} \)

b) \( (x - 1 )^2 = \cfrac{ 1}{9 } \)

Áp dụng công thức: \( x^2 = a \) ( a > 0 \)

\( ⇒   \left [ \begin{matrix} x = \sqrt{a}  \\    x =- \sqrt{a}\end{matrix}\right.  \)

a) \( x^2 = \cfrac{ 16}{ 25} \)

\( ⇒ \left[ \begin{matrix}  x = \sqrt{ \cfrac{ 16}{25 } } = \cfrac{ 4}{5 }  \\   x = - \sqrt{ \cfrac{ 16}{25 } } = \cfrac{ -4}{5 } \end{matrix}\right. \)

b) \( (x - 1 )^2 = \cfrac{ 1}{9 } \)

\( ⇒ \left[ \begin{matrix}  x-1 = \sqrt{ \cfrac{ 1}{9} } = \cfrac{ 1}{3 }  \\   x -1 = - \sqrt{ \cfrac{ 1}{9} } = \cfrac{ -1}{3 } \end{matrix}\right. \)

\( ⇔ \left[ \begin{matrix}  x =  \cfrac{ 1}{3 }+1 = \cfrac{ 4}{ 3}   \\   x =  \cfrac{ -1}{3 }+1 = \cfrac{2 }{3 }  \end{matrix}\right. \)

 

📖 BÀI TẬP NÂNG CAO

[TEXT]

🔬 EM CÓ BIẾT?

- Phép khai phương là phép toán ngược với phép toán bình phương.

- Với \( \sqrt{a} = x \) ( x  là số nguyên dương  ) thì ta gọi a là số chính phương

🎁 KIỂM TRA

[TEXT]