★ TOÁN THCS ★ Bổ trợ và nâng cao kiến thức - https://toanthcs.com - ĐT: 0944734007
In bài này

 Bài 3: LIÊN HỆ GIỮA PHÉP NHÂN VÀ PHÉP KHAI PHƯƠNG  

 Bộ môn: ĐẠI SỐ 9

 Chương 1:  CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA


📺 BÀI GIẢNG

💎 KIẾN THỨC

1. Định lí

Với hai số a, b không âm, ta có:

\( \sqrt{a.b} = \sqrt{a}.\sqrt{b} \)

2. Khai phương một tích.

Quy tắc: muốn khai phương một tích các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân kết quả với nhau.

Mở rộng: với A, B là các biểu thức không âm

\( \sqrt{A.B} = \sqrt{A}.\sqrt{B} \)  

3. Nhân các căn thức bậc hai.

Quy tắc: Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.

Mở rộng: với A, B là các biểu thức không âm, ta có:

\( \sqrt{A}. \sqrt{B} = \sqrt{ A.B} \)

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

📚 Bài tập 1: Sử dụng quy tắc khai phương một tích tính:

a) \( \sqrt{25.49} \)

b) \( \sqrt{9.16.36} \)

c) \( \sqrt{27.48} \)

d) \( \sqrt{ 81.a^2}  \)

a) \( \sqrt{ 25.49} = \sqrt{25} . \sqrt{49} = 5 .7 =35 \)

 

b) \( \sqrt{ 9.16.36 } = \sqrt{9} . \sqrt{16} . \sqrt{36} = 3.4.6 = 72 \)

 

c) \( \sqrt{27.48} = \sqrt{27.3.16}=\sqrt{81.16} = \sqrt{81}.\sqrt{16} = 9.4 = 36 \)

 

d) \( \sqrt{81a^2} = \sqrt{81} . \sqrt{a^2} = 9.\left |  a \right | \)

 


📚 Bài tập 2: Sử dụng quy tắc nhân các căn thức bậc hai, tính:

a) \( \sqrt{2}. \sqrt{18} \)

b) \( \sqrt{1,1}.\sqrt{44} .\sqrt{10} \)

c) \( \sqrt{\sqrt{2} -1 } . \sqrt{\sqrt{2} + 1 } \)

d) \( \sqrt{ 27.a} .\sqrt{3a} \) , với a > 0.

a) \( \sqrt{2}. \sqrt{18} = \sqrt{2.18} = \sqrt{36} = 6\)

 

b) \( \sqrt{1,1}.\sqrt{44} .\sqrt{10} = \sqrt{ 1,1.10 . 44} = \sqrt{11.11.4 } = \sqrt{22^2} =22\)

 

c) \( \sqrt{\sqrt{2} -1 } . \sqrt{\sqrt{2} + 1 }= \sqrt{ ( \sqrt{2} -1) ( \sqrt{2} + 1) }=\sqrt{2-1} = \sqrt{1} =1  \)

 

d) \( \sqrt{ 27.a} .\sqrt{3a}= \sqrt{27.3.a.a}=\sqrt{81a^2} = 9.\left | a \right | =9a \) ( do a >0 )

 


📚 Bài tập 3: Rút gọn các biểu thức sau:

a) \( \sqrt{ a^4 ( 3-a)^2 } \) , với a ≥ 3 .

b) \( \cfrac{1 }{ a-b} .\sqrt{a^6 (a-b)^2 } \) , với a < b < 0 .

a) \( \sqrt{ a^4 ( 3-a)^2 }=\sqrt{a^4} .\sqrt{(3-a)^2}   \)

\(= a^2 . \left |3-a  \right |=a^2(a-3) \) ( do a ≥ 3 )

 

b) \( \cfrac{1 }{ a-b} .\sqrt{a^6 (a-b)^2 } \)

\( = \cfrac{1 }{a-b } .\sqrt{a^6} . \sqrt{(a-b)^2 } \)

\( = \cfrac{1 }{a-b } .\left |  a^3 \right | . \left | a-b  \right | \)

\( = \cfrac{1 }{a-b } . (-a^3) .\left [ - ( a -b)  \right ]  =a^3 \)

 


📚 Bài tập 4: thực hiện phép tính

a) \( A = ( \sqrt{8} + \sqrt{72} - \sqrt{2} ). \sqrt{2} \)

b) \( B = \left ( \sqrt{4 + \sqrt{7}} - \sqrt{ 4 - \sqrt{7} }  \right )^2 \)

c) \( C = \left (  3\sqrt{5} + \sqrt{2} \right ) \left (  3\sqrt{5} - \sqrt{2}  \right ) \)

a) \( A = ( \sqrt{8} + \sqrt{72} - \sqrt{2} ). \sqrt{2} \)

\( = \sqrt{8}. \sqrt{2} + \sqrt{72}. \sqrt{2} - \sqrt{2} .\sqrt{2} \)

\( = \sqrt{ 16} + \sqrt{144} - \sqrt{4} \)

\( = 4 + 12 -2 \)

\( = 14 \)

 

b) \( B = \left ( \sqrt{4 + \sqrt{7}} - \sqrt{ 4 - \sqrt{7} }  \right )^2 \)

 

c) \( C = \left (  3\sqrt{5} + \sqrt{2} \right ) \left (  3\sqrt{5} - \sqrt{2}  \right ) \)

 

📖 BÀI TẬP NÂNG CAO

📚 Bài tập 1: a) So sánh \( \sqrt{ 16+4} \) với \( \sqrt{16} + \sqrt{4} \).

b) Chứng minh rằng: \( \sqrt{a+b} ≤ \sqrt{a} + \sqrt{ b} \), với mọi a, b dương.


📚 Bài tập 2: a) Chứng minh bất đẳng thức:

\( \left | ac+bd \right | ≤ \sqrt{ (a^2 +b^2)(c^2+d^2)} \)

b) Biết \( x^2 + y^2 = 52 \). Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức: \( A = 3x + 2y \)


📚 Bài tập 3:  Cho biểu thức: \( A = \cfrac{ 2x^2 -ax -3a^2}{ 2x^2 -5ax +3a^2 } \)

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Chứng minh rằng: \( A = ( a + \sqrt{ a^2+1} )^2 \) khi \( x = \sqrt{a^2 + 1 } \).

🔬 EM CÓ BIẾT?

🎁 KIỂM TRA