★ TOÁN THCS ★ Bổ trợ và nâng cao kiến thức - https://toanthcs.com - ĐT: 0944734007
In bài này

 Bài 4: LIÊN HỆ GIỮA PHÉP CHIA VÀ PHÉP KHAI PHƯƠNG  

 Bộ môn: ĐẠI SỐ 9

 Chương 1:  CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA


📺 BÀI GIẢNG

💎 KIẾN THỨC

1. Định lí.

Với số a không âm, số b dương, ta có:

\( \sqrt{ \cfrac{ a}{ b} } = \cfrac{\sqrt{a}  }{ \sqrt{b} } \)

 

2. Quy tắc khai phương một thương.

Muốn khai phương một thương \( \cfrac{ a}{ b} \), trong đó số a không âm và số b dương, ta có thể lần lượt khai phương số a và b, rồi lấy kết quả thứ nhất chia cho kết quả thứ 2.

\( \sqrt{ \cfrac{ a}{ b} } = \cfrac{\sqrt{a}  }{ \sqrt{b} } \)

 

3. Quy tắc chia hai căn bậc hai.

Muốn chia căn bậc hai của số a không âm cho căn bậc hai của số dương b, ta có thể chia số a cho b rồi khai phương kết quả đó.

\( \cfrac{\sqrt{a} }{\sqrt{b}  } = \sqrt{\cfrac{ a}{ b} } \)

 4. Tổng quát: với biểu thức A không âm, biểu thức B dương, ta có

\( \sqrt{ \cfrac{ A}{B } } = \cfrac{ \sqrt{A} }{ \sqrt{B} } \)

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

📚 Bài tập 1: thực hiện phép tính:

a) \( A = \sqrt{ 72} : \sqrt{2} \)

b) \( B = \left ( \sqrt{12} - \sqrt{27} + \sqrt{3}   \right ) : \sqrt{3} \) 

c) \( C = \left (  5 \sqrt{3} + 3 \sqrt{5} \right ) : \sqrt{ 15} \)

a) \( A = \sqrt{ 72} : \sqrt{2} \)

\( = \sqrt{72:2} = \sqrt{36} = 6 \)

 

b) \( B = \left ( \sqrt{12} - \sqrt{27} + \sqrt{3}   \right ) : \sqrt{3} \) 

\( = \sqrt{12}: \sqrt{3} - \sqrt{27} : \sqrt{3} + \sqrt{3} : \sqrt{3} \)

\( =\sqrt{12:3} - \sqrt{27:3} + 1 \)

\( = \sqrt{4} - \sqrt{9} + 1 \)

\( = 2 -3 + 1 = 0 \)

  

c) \( C = \left (  5 \sqrt{3} + 3 \sqrt{5} \right ) : \sqrt{ 15} \)

\( = \left ( \sqrt{25}. \sqrt{3} + \sqrt{9}.\sqrt{5}  \right ) : \sqrt{15} \)

\( = \left (\sqrt{75} + \sqrt{45}  \right ) :\sqrt{15} \)

\( = \sqrt{75}:\sqrt{15} + \sqrt{45}: \sqrt{15} \)

\( = \sqrt{75:15} + \sqrt{45:15} \)

\( = \sqrt{5} + \sqrt{3} \)

 


📚 Bài tập 2: Rút gọn biểu thức:

a) \( A = \cfrac{ \sqrt{9 - 4 \sqrt{5}} }{ 2- \sqrt{5} } \)

b) \( B = \cfrac{ \sqrt{ 3 + \sqrt{5}} }{ \sqrt{2} } \)

a) \( A = \cfrac{ \sqrt{9 - 4 \sqrt{5}} }{ 2- \sqrt{5} } \)

\(  = \cfrac{ \sqrt{4 - 4 \sqrt{5}+5} }{ 2- \sqrt{5} } \)

\(  = \cfrac{ \sqrt{(2-\sqrt{5} )^2 } }{ 2- \sqrt{5} } \)

\(  = \cfrac{ \left |  2 - \sqrt{5} \right |  }{ 2- \sqrt{5} } \)

\(  = \cfrac{ - ( 2- \sqrt{5} )}{ 2- \sqrt{5} } \)

\( = -1 \)

 

b) \( B = \cfrac{ \sqrt{ 3 + \sqrt{5}} }{ \sqrt{2} } \)

\( = \sqrt{\cfrac{3+\sqrt{5}  }{2 }}= \sqrt{ \cfrac{6+2\sqrt{5} }{ 4} } \)

\( = \sqrt{ \cfrac{5+2\sqrt{5} +1 }{ 4} } = \sqrt{ \cfrac{(\sqrt{5}+1)^2 }{ 4} } \) 

\( = \cfrac{ \sqrt{ (\sqrt{5}+1)^2 }}{ \sqrt{4} } \)

\( = \cfrac{ \left | \sqrt{5} +1  \right | }{ 2 } = \cfrac{ \sqrt{5}+1 }{2 }  \)

 


📚 Bài tập 3: Rút gọn biểu thức:

a) \( A = \sqrt{ \cfrac{a^2 }{ b} } . \sqrt{ \cfrac{ a^6}{ b^3} } \), với b > 0

b) \( B = b^5 \sqrt{ \cfrac{a^2 +6a + 9  }{ b^8 } } \)

a) \( A = \sqrt{ \cfrac{a^2 }{ b} } . \sqrt{ \cfrac{ a^6}{ b^3} } \)

\( = \sqrt{ \cfrac{ a^2. a^6 }{ b.b^3} } \)

\( = \sqrt{ \cfrac{ a^8 }{ b^4} } \)

\( = \cfrac{\sqrt{a^8} }{ \sqrt{b^4} } \)

\( = \cfrac{a^4  }{ b^2 } \)

b) \( B = b^5 \sqrt{ \cfrac{a^2 +6a + 9  }{ b^8 } } \)

 

📖 BÀI TẬP NÂNG CAO

📚 Bài tập 1: Rút gọn biểu thức

a) \( A = \cfrac{a-b }{ \sqrt{a} - \sqrt{b} } - \cfrac{ a+b - 2\sqrt{ab} }{ \sqrt{a} - \sqrt{b} } \)

b) \( B = \cfrac{ x + y + 2 \sqrt{xy} }{ x \sqrt{x} -y \sqrt{y} + x\sqrt{y} - y \sqrt{x} } \)


📚 Bài tập 2: a) So sánh: \( \sqrt{25-16 } \) với \( \sqrt{25} - \sqrt{16} \)

b) Chứng minh rằng với \( a > b > 0 \) luôn có: \( \sqrt{a -b} > \sqrt{a } - \sqrt{b} \)


📚 Bài tập 3: Cho biểu thức: \(A = \cfrac{1 }{ \sqrt{x-1} - \sqrt{x} } + \cfrac{ 1}{ \sqrt{x-1} + \sqrt{x} } + \cfrac{ \sqrt{x^3} -x }{\sqrt{x} -1  } \)

a) Tìm điều kiện để biểu thức A có nghĩa.

b) Rút gọn biểu thức.

c) Tính giá trị biểu thức A khi \( x = \cfrac{53 }{ 9 - 2 \sqrt{7} } \)


📚 Bài tập 4: Cho hai biểu thức: \( A = \sqrt{ \cfrac{ x-1}{ x -3} } \) và \( B = \cfrac{ \sqrt{x-1} }{\sqrt{x-3}  } \)

a) Tìm x để A có nghĩa.

b) Tìm x để B có nghĩa.

c) Với giá trị nào của x thì \( A = B \).

d) Với giá trị nào của x thì chỉ A có nghĩa, còn B không có nghĩa?

 

🔬 EM CÓ BIẾT?

[TEXT]

🎁 KIỂM TRA

[TEXT]