★ TOÁN THCS ★ Bổ trợ và nâng cao kiến thức - https://toanthcs.com - ĐT: 0944734007
In bài này

Bài 1: TẬP HỢP CÁC SỐ HỮU TỈ

 Môn: ĐẠI SỐ 7

 Chương 1: SỐ HỮU TỈ 

 


📺 BÀI GIẢNG

 

💎 KIẾN THỨC

1) Định nghĩa: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \( \cfrac{a }{ b} \), với \( a, b \in Z, b ≠ 0 \).

Kí hiệu: Q

2) Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số:

Mọi số hữu tỉ đều biểu diễn được trên trục số.

3) So sánh hai số hữu tỉ:

+ Với hai số hữu tỉ x và y ta luôn có:

x < y

hoặc x > y

hoặc x = y

+ Để so sánh hai số hữu tỉ, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.

+ Số hữu tỉ lớn hơn 0 được gọi là số hữu tỉ dương.

+ Số hữu tỉ bé hơn 0 được gọi là số hữu tỉ âm.

+ Số 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.

4. Số đối của số hữu tỉ.

- Số đối của số hữu tỉ \( a \)  kí hiệu là \( -a \).

- Mọi số hữu tỉ đều có số đối.

- Số đối của 0 là 0.

 

📖 BÀI TẬP SGK

Lưu ý:

- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.

- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .

 

 

  

📈 BÀI TẬP RÈN LUYỆN

📚 Bài tập 1: Điền các kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:

a) \( \cfrac{-3 }{5 } \)  ...?...  Z 

  \( \cfrac{2 }{3  }  \in \) ... ? ...

b)  N ...?... Z \(  \subset  \)  ...?... 

a) \( \cfrac{-3 }{5 } \not \in Z  \) 

  \( \cfrac{2 }{3  }  \in Q \) 

b) \( N \subset Z  \subset  Q \)  

 


📚 Bài tập 2: Điền các kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:

a) -3 ...?... Q

b) 0 ...?... Q

a) \( -3 \in  Q \)

b) \( 0 \in Q \)

 


📚 Bài tập 3:  So sánh các số sau:

a) \( \cfrac{ 3}{5 } \) và \( \cfrac{ 2}{ 4} \)

b) \( \cfrac{-4 }{ 27} \) và \( -0,2  \)

c) \( \cfrac{6 }{ 10} \) và \( \cfrac{9}{15} \)

a) \( \cfrac{ 3}{5 } = \cfrac{12 }{20 } \)

\( \cfrac{ 2}{ 4} = \cfrac{10 }{20 }  \)

Vì \( \cfrac{ 12}{20 } > \cfrac{10 }{ 20} \)

nên \( \cfrac{ 3}{ 5} > \cfrac{ 2}{4 } \)

b) \( \cfrac{-4 }{ 27} \) và \( -0,2  \)

c) \( \cfrac{6 }{ 10} \) và \( \cfrac{9}{15} \)

 

 


📚 Bài tập 4:  So sánh các số sau:

\( x = \cfrac{ 13}{ 5}  ; y = 1 \cfrac{ 2}{5 } \)


📚 Bài tập 5:  Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự tăng dần:

\( -1,2 ; \cfrac{ 1}{3 } ; \cfrac{ 2}{4 } ; 0 \)

📖 Bài tập nâng cao 1: Cho hai số hữu tỉ \( \cfrac{a }{b } \) và \( \cfrac{ c}{ d} \) ( b, d \( \in  N^* \) ). Chứng tỏ rằng:

a) Nếu \( \cfrac{ a}{b } < \cfrac{ c}{d } \) thì \( ad < bc \)

b) Nếu \( ad < bc \) thì  \( \cfrac{ a}{b } < \cfrac{ c}{d } \).

c) Nếu  \( \cfrac{ a}{b } < \cfrac{ c}{d } \) thì  \( \cfrac{ a}{b } < \cfrac{a+c }{b+d } < \cfrac{ c}{d } \).

 

📖 Bài tập nâng cao 2: So sánh các số hữu tỉ sau bằng cách nhanh nhất.

a) \( \cfrac{-1 }{200} \) và \( \cfrac{ 1}{2000} \) 

b) \( \cfrac{2022 }{-2023 } \) và \( \cfrac{ -4567}{ 4565} \) 

c) \( \cfrac{11 }{-56 } \) và \( \cfrac{ -25}{ 124} \) 

d) \( \cfrac{-31 }{36 } \) và \( \cfrac{ -313131}{ 363636} \) 

 

📖 Bài tập nâng cao 3: Cho \( a, b \in Z , b >0 \). So sánh hai số hữu tỉ \( \cfrac{a }{b } \) và \( \cfrac{a+ 2023  }{ b+ 2023} \).

 

📖 Bài tập nâng cao 4: Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất để các phân số sau tối giản:

\( \cfrac{1 }{n+3 } ; \cfrac{2 }{ n+4} ; \cfrac{3}{ n+5} ; ... ; \cfrac{2021 }{n+2003 } ; \cfrac{2002 }{n+2004 } \)

 

📖 Bài tập nâng cao 5: Chứng minh rằng:

Nếu \( \cfrac{a+2003 }{ a-2003} = \cfrac{ b+2004}{b-2004 } \) thì \( \cfrac{a }{ 2003} = \cfrac{ b}{2004 } \)

( Với mọi \( a, b \in Z \) và a ≠ 2003; b≠ 2004 \)

 

🔬 EM CẦN BIẾT?

🍦 Sau bài học này học sinh cần phải biết:

- Biết được dạng tổng quát của số hữu tỉ.

- Biết cách biểu diễn 1 số hữu tỉ trên trục số.

- Biết được mối quan hệ giữa các tập hợp \( N ⊂ Z ⊂ Q \).

- Biết viết số hữu tỉ dưới dạng phân số.

- Biết so sánh hai số hữu tỉ.

🎁 KIỂM TRA