★ TOÁN THCS ★ Bổ trợ và nâng cao kiến thức - https://toanthcs.com - ĐT: 0944734007
In bài này

Bài 2:  CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ HỮU TỈ

 Môn: ĐẠI SỐ 7

 Chương 1: SỐ HỮU TỈ 

 


📺 BÀI GIẢNG

💎 KIẾN THỨC

1) Cộng, trừ hai số hữu tỉ.

Để cộng trừ hai số hữu tỉ x và y, ta làm như sau:

- Viết x, y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương (qui đồng mẫu ).

- Với : \( x = \cfrac{ a}{m } ; \: y = \cfrac{b }{m } \) ( với \( a, b \in Z  ; m > 0 \)  )

\( x + y = \cfrac{a }{m } + \cfrac{b }{ m} = \cfrac{a+b }{m}  \)

 

\( x -  y = \cfrac{a }{m } - \cfrac{b }{ m} = \cfrac{a - b }{m}  \)

Chú ý:

1) Rút gọn các phân số trước khi tính.

2) Trong tập hợp Q, phép cộng cũng có tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với số 0 như trong tập hợp Z.

3) Mỗi số hữu tỉ x đều có một số đối; kí hiệu là −x, sao cho: x + (−x) = 0

Số đối của \( \cfrac{ a}{b } \)  là \( - \cfrac{ a}{ b} \) .

  \( -\cfrac{ a}{ b} = \cfrac{ -a}{ b} = \cfrac{ a}{-b } \) 

 


2) Tính chất của phép cộng số hữu tỉ.

a) Giao hoán.

\( \cfrac{a }{b } + \cfrac{ c}{d } =\cfrac{ c}{d } + \cfrac{ a}{b } \)

b) Kết hợp.

\( \cfrac{a }{ b} +\cfrac{ c}{ d} + \cfrac{m }{ n} = \left (  \cfrac{a }{ b} + \cfrac{c }{ d}  \right ) + \cfrac{m }{ n} = \cfrac{a }{b } + \left ( \cfrac{c }{d } + \cfrac{ m}{n }  \right ) \)

 

c) Cộng với số 0.

\( \cfrac{ a}{ b} + 0 = 0 + \cfrac{ a}{ b} = \cfrac{ a}{ b} \)

3) 

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

Lưu ý:

- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.

- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .

📚  Bài tập 1: Hãy thực hiện các phép tính:

a) \( \cfrac{ 1}{3 } + \cfrac{ -4}{ 7} \)

b) \( 2\cfrac{1 }{3 } - \cfrac{ 2}{5 } \)

a) \( \cfrac{ 1}{3 } + \cfrac{ -4}{ 7} \)

\( = \cfrac{ 7}{ 21} + \cfrac{ -12}{21 } \) ( Quy đồng mẫu )

\( = \cfrac{7 + (-12) }{ 21} \)

\( = \cfrac{-5 }{ 21} \) 

  

b) \( 2\cfrac{1 }{3 } - \cfrac{ 2}{5 } \)

\( = \cfrac{ 7}{ 3} - \cfrac{2 }{ 5} \) ( chuyển hỗn số về dạng phân số )

\( = \cfrac{35 }{15 } - \cfrac{6 }{15 } \) ( quy đồng mẫu )

\( = \cfrac{ 35  - 6 }{15 } \)

\( = \cfrac{ 29}{15 } \)

 


📚  Bài tập 2: Tính giá trị biều thức:

a) \( A = 2 \cfrac{ 3}{5 } - 3\cfrac{ 3}{5 } + \cfrac{ 1}{4 } \)

b) \(B =  5 \cfrac{ 2}{ 7} - 8 \cfrac{1 }{3 } + \cfrac{ 1}{ 21} \)

a) \( A = 2 \cfrac{ 3}{5 } - 3\cfrac{ 3}{5 } + \cfrac{ 1}{4 } \)

\( = \cfrac{ 13}{ 5} - \cfrac{18 }{ 5} + \cfrac{1}{ 4} \)   ( chuyển các số về dạng phân số )

\( = \cfrac{ 52}{ 20} - \cfrac{ 72}{ 20} + \cfrac{ 5}{20 } \)  ( quy đồng mẫu )

\( = \cfrac{ 52 -72 + 5 }{ 20 } \)

\( = \cfrac{-15 }{20} = \cfrac{-3 }{4 } \) ( rút gọn )

  

b) \(B =  5 \cfrac{ 2}{ 7} - 8 \cfrac{1 }{3 } + \cfrac{ 1}{ 21} \)

\( = \cfrac{ 37}{ 7} - \cfrac{25 }{3 } + \cfrac{1 }{ 21}  \)   ( chuyển các số về dạng phân số )

\( = \cfrac{111 }{ 21} - \cfrac{175 }{ 21} + \cfrac{ 1}{ 21} \)   ( quy đồng mẫu )

\( = \cfrac{111-175+ 1  }{ 21} \)

\( = \cfrac{ -63}{ 21} \)

\( = -3 \) ( rút gọn )

 

 


📚  Bài tập 3: Tính giá trị của biểu thức:

\( A = \left (  6 - \cfrac{2 }{3 } + \cfrac{1 }{3 }  \right ) - \left (  \cfrac{ 3}{ 5} + \cfrac{1 }{ 2} \right ) \) 

\( A = \left (  6 - \cfrac{2 }{3 } + \cfrac{1 }{3 }  \right ) - \left (  \cfrac{ 3}{ 5} + \cfrac{1 }{ 2} \right ) \) 

\( =  \left (  \cfrac{ 18}{ 3}  - \cfrac{2 }{3 } + \cfrac{1 }{3 }  \right ) - \left (  \cfrac{ 6}{10} + \cfrac{5 }{ 10} \right ) \) 

\( = \cfrac{17 }{3 } - \cfrac{11 }{10 } \)

\( = \cfrac{170 }{ 30} - \cfrac{33 }{ 30} \)

\( = \cfrac{137 }{30 } \) 

 

 


📚  Bài tập 4: Tìm x biết

a) \( x + \cfrac{1 }{ 3} = \cfrac{3 }{ 4} \)

b) \( x - \cfrac{2 }{ 5} = \cfrac{5 }{ 7} \)

a) \( x + \cfrac{1 }{ 3} = \cfrac{3 }{ 4} \)

\( x = \cfrac{ 3}{ 4} - \cfrac{ 1}{ 3} \)

 \( x = \cfrac{ 9}{12 } - \cfrac{ 4}{ 12} \)

\( x = \cfrac{ 9 - 4}{12 } = \cfrac{5}{12  } \)

 

b) \( x - \cfrac{2 }{ 5} = \cfrac{5 }{ 7} \)

\( x = \cfrac{5 }{7 } + \cfrac{2 }{ 5} \)

\( x = \cfrac{ 25}{ 35} + \cfrac{14 }{ 35} \)

\( x = \cfrac{39 }{ 35}  \)

 


📚  Bài tập 5: Tìm x biết

a) \( -x - \cfrac{ 2}{3 } = 4 \) 

b) \( \cfrac{ 4}{ 7} -x = \cfrac{ 1}{3 } \)

a) \( -x - \cfrac{ 2}{3 } = 4 \) 

\( - x = 4 + \cfrac{ 2}{ 3} \)

\( - x = \cfrac{ 12}{ 3} + \cfrac{ 2}{ 3} \) 

\( - x = \cfrac{14 }{3 } \)

\( x = \cfrac{ -14 }{ 3} \)

 

b) \( \cfrac{ 4}{ 7} -x = \cfrac{ 1}{3 } \)

\( x = \cfrac{ 4}{ 7} - \cfrac{1 }{3 } \)

\( x = \cfrac{12 }{ 21} - \cfrac{7 }{21 } \)

\( x = \cfrac{ 12 - 7}{ 21} = \cfrac{ 5}{ 21}  \) 

 

 

📈 BÀI TẬP NÂNG CAO

Lưu ý:

- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.

- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .

📚  Bài tập 1: Tìm số nguyên x biết:

a) \( x - \cfrac{8 }{ 5} < - 6 < x \)

b) \( -1 \cfrac{ 1}{4 } < x + \cfrac{ 2}{3 } \) và \( x < - \cfrac{ 1}{4 } \) 

a) Ta có: \( x - \cfrac{ 8}{5 } < - 6 \)

\( ⇒ x < -6 + \cfrac{ 8}{ 5}  \)

\( ⇒ x < \cfrac{ -22}{5 } \) hay \(  x < -4 \cfrac{ 2}{5 } \) 

Suy ra: \( -6 < x < -4 \cfrac{2 }{ 5} \)

Vậy số nguyên \( x = -5 \)

   

b) \( -1 \cfrac{ 1}{4 } < x + \cfrac{ 2}{3 } \)

\(⇒  x + \cfrac{2 }{ 3} > -1 \cfrac{1 }{ 4} \) 

\( ⇒ x > -  \cfrac{5 }{ 4} - \cfrac{ 2}{3 } \)

\( ⇒ x > \cfrac{ -23}{ 12} \)

\( ⇒ x > -1  \cfrac{ 11}{ 12} \)

Suy ra: \( - 1 \cfrac{ 11}{ 12} < x < - \cfrac{ 1}{ 4} \)

Vậy số nguyên \( x = -1 \)

 

 


📚  Bài tập 2:

a) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \( A = \cfrac{2 }{ \left (  x - \cfrac{ 1}{ 2} \right )^2 +2} \) , với \( x \in Q \)

b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \( B = \left ( x + 2,5  \right )^2  + \cfrac{ 1}{ 7} \) , với \( x \in Q \)

a) Ta có: \( \left (  x - \cfrac{1 }{2 } \right )^2 ≥ 0  \), với mọi x

Suy ra: \( \left (  x - \cfrac{1 }{2 } \right )^2  + 2 ≥ 2  \), với mọi x

Vậy \( A_{max} \) khi \( \left (  x - \cfrac{1 }{2 } \right )^2  + 2 = 2  \) 

\( A_{max} = \cfrac{ 2}{ 2} = 1 \)

  

b) Ta có: \( \left ( x + 2,5  \right )^2 ≥ 0\), với mọi x

Suy ra:  \( \left ( x + 2,5  \right )^2 + \cfrac{ 1}{ 7}  ≥ \cfrac{1 }{ 7} \), với mọi x

Vậy \( B_{Min} = \cfrac{ 1}{ 7} \) 

 


📚  Bài tập 3: Tính:

\( \cfrac{ 1}{1.2 } + \cfrac{ 1}{ 2.3} + \cfrac{ 1}{ 3.4} + ... + \cfrac{ 1}{ 999.1000} \)

\( \cfrac{ 1}{1.2 } + \cfrac{ 1}{ 2.3} + \cfrac{ 1}{ 3.4} + ... + \cfrac{ 1}{ 999.1000} \)

\( = \cfrac{1 }{1 } - \cfrac{ 1}{ 2} +\cfrac{1 }{2 } - \cfrac{ 1}{3 } + \cfrac{1 }{3 } -\cfrac{ 1}{4 } + ... + \cfrac{1 }{ 999} - \cfrac{ 1}{ 1000} \)

\( = 1 - \cfrac{1 }{ 1000} \) (  các số đối nhau có tổng bằng 0 )

\( = \cfrac{ 999}{1000 } \)

 

🔭 EM CẦN BIẾT?

🍬 Sau bài học này các bạn cần phải:

- Nhớ quy tắc cộng, trừ phân số, quy tắc chuyển vế.

- Biết viết số hữu tỉ dưới dạng phân số.

- Biết cộng, trừ hai số hữu tỉ.

- Biết giải bài toán tìm x.

🏆 KIỂM TRA