☘ BÀI 1. PHÂN SỐ VỚI TỬ SỐ VÀ MẪU SỐ LÀ SỐ NGUYÊN. ☘ PHẦN: SỐ VÀ ĐẠI SỐ ☘ CHƯƠNG 5: PHÂN SỐ |
💎 KIẾN THỨC
1. Định nghĩa:
- Ta gọi \( \cfrac{a }{b } \) , trong đó a, b \( \in \) Z, b ≠ 0 là phân số.
Với a là tử số và b là mẫu số của phân số.
- Phân số \( \cfrac{a }{b } \) đọc là a phần b.
2. Hai phân số bằng nhau.
Hai phân số \( \cfrac{ a}{ b} = \cfrac{ c}{d } \) , nếu \( a.d = b.c \).
3. Biểu diễn số nguyên dưới dạng phân số.
\( a = \cfrac{ a}{ 1} \), với \( a \in Z \)
📖 BÀI TẬP SGK
- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài. - Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .
📈 BÀI TẬP RÈN LUYỆN
- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.
- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .
📚 Bài tập 1: Viết phân số biểu thị phần tô màu trong các hình vẽ sau:
📚 Bài tập 2: Năm người góp vốn như nhau để kinh doanh hai loại sản phẩm A và B. Loại sản phẩm A có lãi 12 triệu đồng. Loại sản phẩm B bị lỗ 7 triệu đồng. Số tiền lỗ hay lãi của mổi sản phẩm sẽ chia đều cho năm người. Hãy dùng phân số để biểu diễn cho số tiền mà mỗi người nhận được.
📚 Bài tập 3: Các cặp phân số sau có bằng nhau không? Vì sao?
a) \( \cfrac{ -12}{40} \) và \( \cfrac{ -3}{10 } \)
b) \( \cfrac{4 }{ -9} \) và \( \cfrac{ 20 }{45 } \)
📚 Bài tập 4: Tìm số nguyên x, sao cho:
a) \( \cfrac{ x}{1 } = -126 \)
b) \( \cfrac{ x}{ 7} = \cfrac{12 }{28 } \)
c) \( \cfrac{ -30}{ x} = \cfrac{ 24}{ -16} \)
📚 Bài tập 5: