SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Toán Thời gian: 120 phút |
ĐỀ
Bài 1 ( 2 điểm ) Giải phương trình và hệ phương trình sau:
a) \( x^2 + 3x -10 = 0 \)
b\( \left\{\begin{matrix} x+3y = 6 \\ x - 2y =1 \end{matrix}\right. \)
a) Hướng dẫn: dùng công thức tính Δ để tìm nghiệm phương trình bậc hai \( x^2 + 3x -10 = 0 \)
\( Δ = 3^2 -4.1.(-10)= 49 \)
Do Δ > 0 nên phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt:
\( \left [ \begin{matrix} x_1 = \cfrac{-3+\sqrt{49} }{2 }= 2 \\ x_2 = \cfrac{-3-\sqrt{49} }{2 }= -5 \end{matrix}\right. \)
b\( \left\{\begin{matrix} x+3y = 6 \\ x - 2y =1 \end{matrix}\right. \)
\( \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = 6-3y \\ x - 2y =1 \end{matrix}\right. \)
\( \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = 6-3y \\ 6-3y - 2y =1 \end{matrix}\right. \)
\( \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = 6-3y \\ -5y =-5 \end{matrix}\right. \)
\( \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = 6-3.1=3 \\ y =1 \end{matrix}\right. \)
Vậy hệ phương trình đã cho có 1 cặp nghiệm \( \left\{\begin{matrix} x = 3 \\ y =1 \end{matrix}\right. \)
Bài 2 ( 1 điểm) Rút gọn biểu thức:
\( M = \cfrac{3 \sqrt{75} - 12\sqrt{3} + \sqrt{12} }{5 } \)
\( M = \cfrac{3 \sqrt{75} - 12\sqrt{3} + \sqrt{12} }{5 } \)
\( M = \cfrac{15\sqrt{3} - 12\sqrt{3} + 2\sqrt{3} }{5 } \)
\( M = \cfrac{5 \sqrt{3} }{5 } \)
\( M = \sqrt{3} \)
Bài 3 ( 2 điểm). Cho hàm số \( y = 2x^2 \) có đồ thị là P.
a) Vẽ đồ thị (P).
b) Tìm tham số m để đường thẳng \( (d): y = mx -2 \) tiếp xúc với (P).
a)
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P):
\( 2x^2 = mx-2 \)
\( \Leftrightarrow 2x^2 -mx +2 = 0 \) (*)
Đường thẳng (d) tiếp xúc với parabol (P) khi phương trình (*) có nghiệm kép
\( => Δ = 0 \)
\( \Leftrightarrow m^2 - 4.2.2 = 0 \)
\( \Leftrightarrow m^2 = 16\)
\( \Leftrightarrow m = \left [ \begin{matrix} m = 4 \\ m= -4 \end{matrix}\right. \)
Vậy khi m = 4 hoặc m = - 4 thì đường thẳng (d) tiếp xúc với parabol (P).
Bài 4 (1 điểm)
Một mảnh đất hình chữ nhật có hai lần chiều rộng bé hơn chiều dài 9m và diện tích bằng \( 200m^2 \). Tính chu vi mảnh đất.
Gọi x (m) là chiều rộng của mảnh đất ( x > 0 )
Chiều dài của mảnh đất là 2x+9 (m)
Theo bài toán, ta có diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là \( 200m^2 \) nên ta có:
\( x.( 2x+9) = 200 \)
\( \Leftrightarrow 2x^2 +9x - 200 = 0 \)
\( \Leftrightarrow \left [ \begin{matrix} x_1 = 8 \\ x_2 = \cfrac{-25 }{ 2} \: ( loại ) \end{matrix}\right. \)
Vậy chiều rộng của mảnh đất bằng 8m, chiều dài của mảnh đất bằng 25m ( 2.8+9 = 25 )
Chu vi của mảnh đất: \( 2.(8+25) = 66m \)
Bài 5 (4 điểm )
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn ( O ; R), ( AB < AC ). Ba đường cao AE, BF và CK của tam giác ABC cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AD của đường tròn ( O; R).
a) Chứng minh: tứ giác AKHF nội tiếp.
b) Chứng minh: \( DC //BF \).
c) Chứng minh: \( AB.AC = AE.AD \).
d) Cho \( BC = \cfrac{4\sqrt{2} R }{ 3} \). Tính theo R diện tích hình tròn ngoại tiếp tam giác HKF.
------------------- HẾT ----------------