- Trang chủ
- 🍰 CHƯƠNG 1
- ✓ Bài 5: Thứ tự thực hiện phép tính
☘ BÀI 5. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
☘ PHẦN: SỐ HỌC
☘ CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN
💎 KIẾN THỨC
1) Nếu biểu thức không có dấu ngoặc:
- Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa ta thực hiện:
phép lũy thừa → nhân chia → cộng trừ.
2) Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ] , ngoặc nhọn { }, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc theo thứ tự sau:
( ) → [ ] → { }
📖 BÀI TẬP SGK
- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.
- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .
📈 BÀI TẬP RÈN LUYỆN
- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.
- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .
📚 Bài tập 1: Thực hiện phép tính: .
a) \( 3.5^2 - 64 : 2^3 \)
b) \( 250 - [ 49 - ( 15 -11)^2 ] \)
c) \( 2^{11} : \{ 1026 - [ (3^4 + 1 ) : 41 ] \} \)
d) \( \left ( 3^5 +13 \right ) :4^4 . (2020 . 2021 - 4082419 ) \)
a) \( 3.5^2 - 64 : 2^3 \)
\( = 3.25 - 64: 8 \)
\( = 75 - 8 \)
\( = 67 \)
b) \( 250 - [ 49 - ( 15 -11)^2 ] \)
\( = 250 - [ 49 - 4^2 ] \)
\( = 250 - [ 49 - 16 ] \)
\( = 250 -33 \)
\( = 217 \)
c) \( 2^{11} : \{ 1026 - [ (3^4 + 1 ) : 41 ] \} \)
\( = 2048 : \{ 1026 - [ 82:42 ] \} \)
\( = 2048: \{ 1026 - 2 \} \)
\( = 2048 : 1024 \)
\( = 2 \)
d) \( \left ( 3^5 +13 \right ) :4^4 . (2020 . 2021 - 4082419 ) \)
\( = \left ( 243 + 13 \right ) : 256 . \left ( 4082420 - 4082419 \right ) \)
\( = 256:256 . 1\)
\( = 1\)
📚 Bài tập 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) \( ( 5x -6 ) . 16 = 64 \)
b) \( 2^3 x : 4 = 2. 5 \)
c) \( 23545 - 7^5 )x : [ (8^4 -4.10^3 )^2 - 2478] = 1 \)
d) \( ( 5x -6 ) ( 1999^2 + 2 .1999 + 1 ) = ( 4. 10^3 )^2 \)
a) \( ( 5x -6 ) . 16 = 64 \)
\( 5x - 6 = 64: 16 \)
\( 5x - 6 = 4 \)
\( 5x = 4 + 6 \)
\( 5x = 10 \)
\( x = 10:5 =2 \)
b) \( 2^3 x : 4 = 2. 5 \)
\( 8x = 10. 4 \)
\( 8x = 40 \)
\( x = 40: 8 = 5 \)
c) \( ( 23545 - 7^5 )x : [ (8^4 -4.10^3)^2 - 2478] = 1 \)
\( ( 23545- 16807)x : [ ( 4096 - 4000 )^2 - 2478 ] = 1 \)
\( 6738x = 1. [ 96^2 -2478 ] \)
\( 6738x = 6738 \)
\( x = 6738 : 6738 \)
\( x = 1\)
d) \( ( 5x -6 ) ( 1999^2 + 2 .1999 + 1 ) = ( 4. 10^3 )^2 \)
\( ( 5x -6 ) ( 3\: 996\: 001 + 3998 + 1 ) = 4000^2 \)
\( ( 5x -6 ) .4\: 000\: 000 = 16 \: 000 \: 000 \)
\( 5x - 6 = 16\: 000 \: 000 : 4 \: 000 \: 000 \)
\( 5x = 4 + 6 \)
\( x = 10 :5 =2 \)
📚 Bài tập 3: Tính tổng:
\( 2 + 4 + 6 + ... + 2006 + 2008 \)
\( 2 + 4 + 6 + ... + 2006 + 2008 \)
\( = (2+ 2008 ) + ( 4 + 2006) + (6+ 2004) + ... + ( 1004 + 1006 ) \)
\( = 2010 + 2010 + 2010 + ... + 2010 \)
\( = 502.2010 \)
\( = 100 9020 \)
📚 Bài tập 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
a) ? \( \overset{+ \: 15 \: }{\rightarrow} \) ? \( \overset{ : \: 4 \: }{\rightarrow} \) ? \( \overset{ . \: 7 \: }{\rightarrow} 35 \)
b) ? \( \overset{- 11 \: }{\rightarrow} \) ? \( \overset{ . \: 2 \: }{\rightarrow} \) ? \( \overset{ - \: 13 \: }{\rightarrow} 5 \)
a) 5 \( \overset{+ \: 15 \: }{\rightarrow} \) 20 \( \overset{ : \: 4 \: }{\rightarrow} \) 5 \( \overset{ . \: 7 \: }{\rightarrow} 35 \)
b) 20 \( \overset{- 11 \: }{\rightarrow} \) 9 \( \overset{ . \: 2 \: }{\rightarrow} \) 18 \( \overset{ - \: 13 \: }{\rightarrow} 5 \)
📚 Bài tập 5: Tính nhanh:
\( ( 1^2 + 2^3 + 3^2 + ... + 1000^2 ) . ( 91 - 273 : 3 ) \)
\( ( 1^2 + 2^3 + 3^2 + ... + 1000^2 ) . ( 91 - 273 : 3 ) \) \( = ( 1^2 + 2^3 + 3^2 + ... + 1000^2 ) . ( 91 - 91) \) \( = (1^2 + 2^3 + 3^2 + ... + 1000^2 ) . 0 \) \( = 0 \)
📚 Bài tập 6: Tìm số tự nhiên x, biết rằng:
\( ( x+ 1) + ( x+2 ) + ... + (x+30) = 795 \)
\( ( x+ 1) + ( x+2 ) + ... + (x+30) = 795 \) \( \underset{30 \: thừa \: số \: x }{\underbrace{x+ x + ...+ x}} + ( 1 + 2+ ... + 30) = 795\) \( 30x + 465 = 795 \) \( 30 x = 795 - 465 \) \( 30 x = 330 \) \( x = 330: 30 = 11 \)
📚 Bài tập 7: Có hai số tự nhiên nào mà tổng của chúng bằng 1997 và tích bằng 9711 không?
Giả sử có hai số tự nhiên sao cho: \( a + b = 1997 ; \: a.b = 9711 \) Vì \( a.b = 9711 \) là số lẻ nên b và b đều là số lẻ. Suy ra: \( a + b \) phải là số chẵn Mà: 1997 là số lẻ. Điều này vô lí. Vậy không có hai số tự nhiên nào thỏa mãn bài toán.